Posts

Showing posts from February, 2013
Thơ BÙI GIÁNG Bé Con Ơi Rong rêu ngày tháng rong chơi Tìm xuân tinh thể chốn nơi nào là Sưu tầm túy vũ cuồng ca Hồn nhiên như thể như là hài nhi? Chiêm bao tóc thuận tơ tùy Tồn sinh nặng nhọc nhu mỳ ở đâu Ngữ ngôn khép kín mặc dầu Hùng tâm tim máu óc đầu mở ra Dịu dàng cuối lá đầu hoa Mười về châu lệ chín sa dòng dòng Miêu Cương mạc ngoại hoài mong Hồng hoang chín bệ tấm lòng đầu thai Mùa xuân hiện giữa ngàn mai Nguyên hình nữ chúa trên ngày phù du. Vui Và Buồn Các con còn nhỏ phải không Thấy ông cười khóc mà không vui buồn (Không vui sao cười? không buồn sao khóc?)  Khóc vì trăng mọc mưa nguồn Cười vì tuyết đổ vui buồn muôn phương Quanh năm lạc nẻo lầm đường Thu về xuân lại mộng trường chia xa Đời bất tuyệt, mộng nguy nga Lẽ nào có thể tiên nga điêu tàn Ngày xuân chín chục thiều quang Cành lê trắng điểm, lá vàng ở đâu? Em đi từ tỉnh mộng đầu Một mình ở lại anh sầu trăm năm Em từ vô tận xa xăm Trùng lai chất vấn: từ trăm năm nào Về Quảng Nam Chiêm...
Xuân Tứ Yên thảo như bích ty, Tần tang đê lục chi; Đương quân hoài quy nhật, Thị thiếp đoạn trường thì. Xuân phong bất tương thức, Hà sự nhập la vi? LÝ BẠCH Ý Xuân Cỏ Yên biếc ngọc tơ ngàn Cành xanh trĩu nặng dâu Tần xa xa Chàng thân viễn khách nhớ nhà Thiếp buồn rười rượi ruột rà quặn đau Gió xuân lạ lẫm từ đâu Xuyên màn khe khẽ động sầu tâm ai. Hải Đà dịch                    *** Đề Đô Thành Nam Trang Khứ niên kim nhật thử môn trung, Nhân diện đào hoa tương ánh hồng. Nhân diện bất tri hà xứ khứ, Đào hoa y cựu tiếu đông phong THÔI HỘ Đề Thơ Ở Trại Thành Nam Hôm nay năm ngoái, cửa sài, Hoa đào ánh với mặt người đỏ tươi. Mặt người chẳng biết đâu rồi, Hoa đào còn đó vẫn cười gió đông. Trần Trọng Kim dịch                     *** Xuân Dạ Hỉ Vũ Hảo vũ tri thì tiết Đương xuân ...
  Quê nhà, quê người, quê Mỹ, quê Việt Nam ?    Phát Trần Nguyên   Có phải nếu mình ở một nơi nào trên dưới ba mươi năm thì mình là người thuộc địa phương đó, đúng không? Đã biết bao nhiêu lần tôi đặt ra câu hỏi đó sau một ngày nhìn vào lịch thấy con số ghi năm đã bước vào năm thứ ba mươi của một người tị nạn. Bây giờ có ai mới quen gặp tôi, hỏi: Bà ở đâu đến vậy? Thì chắc tôi sẽ trả lời rất tự nhiên, tôi ở San Jose, hay khi đang đi du lịch thì sẽ trả lời, tôi ở Mỹ đến. Tôi sẽ không trả lời là tôi ở Việt Nam đến nữa, chỉ trừ người ta hỏi, bà là người nước nào? Thì lúc đó tôi chắc chắn nói, tôi là người Việt Nam, để cho họ không nhầm với người Trung Hoa, Nhật, hay Phi. Đúng, tôi ở Mỹ trên dưới ba mươi năm rồi, tôi là một người Mỹ. Bây giờ thử xem lại con người Mỹ của tôi. Trước tiên mặt mũi, chân tay tôi chẳng có gì thay đổi cả. Vẫn khuôn mặt cấu trúc ít góc cạnh của người Á Đông và cái mũi tẹt khiêm tốn, tóc sợi to và đen, khi có tóc...