Chỉ là Mẹ thôi

      Vừa tròn ba mươi năm ngày tôi mất cha cũng là lúc tôi được tin mẹ lâm trọng bệnh. Vượt ngàn trùng hối hả, hơn nửa vòng trái đất, trái tim của tôi có lúc tưởng chừng như sắp ngừng đập và vỡ tan.Trời tháng giêng rét đậm mà lòng tôi như lửa đốt! Sau chuyến bay dài không hề chợp mắt, tôi vui mừng được anh chị đón đưa về thăm mẹ. Một tháng quá ngắn ngủi nhưng đủ để tôi có thể sống lại khoảng trời yêu thương bên mẹ thật tuyệt vời. Tôi trân quí khoảnh khắc ấy hơn bất cứ thức quà đặc biệt quí giá nào trong cuộc đời này. Mẹ tôi mở mắt nhìn khi tôi vừa đến. Giọng xót xa mẹ hỏi:N đó hả con?-Dạ - Răng ốm dữ vậy con . Bữa ni còn dạy dỗ chi nữa? Tôi ôm mẹ trong tay,nuốt ngược nước mắt vào lòng tươi cười kể lại chuyện nhà: ... Hì con mà ốm na? người mẫu ai cũng rứa mà...Đưa tay vén mớ tóc đã bạc trắng như cước của mẹ lòng tôi ngập tràn yêu thương. Vẫn gương mặt phúc hậu .vẫn đôi mắt biết nói mà khi còn sinh thời Tía con” đã lâm lụy” nhưng sao bàn.tay mẹ lạnh quá trong tay tôi. Hai chân dường như đã phù nề. Quanh tôi toàn một màu trắng. Tường trắng. Ra trải giường trắng. Khăn, áo trắng...Tất cả đều lạnh lẽo! Bên chân giường là hệ thống lọc thận. Tôi không dám nhìn rõ những cũng đoán biết dòng máu trong người mẹ đang được chảy qua một ống lọc rồi một dòng máu mới đang chảy ngược vào cơ thể. Ngồi sau hệ thống lọc là một nữ bác sĩ trẻ người nước ngoài .Cô chăm chăm nhìn và theo dõi từng chuyển động của máy sau khi chúng tôi chào hỏi nhau. Lặng lẽ ngồi bên mẹ, tôi nắn nhẹ từng ngón tay khô ráp có ngón đã tụ máu ngã màu sẩm đen..Tôi vuốt nhẹ nhàng từ tay đến chân và nín thở theo dõi từng chuyển động trên gương mặt mẹ. Đau đớn nhìn tôi rồi mẹ chìm sâu mê man.Tôi hồi họp tìm phản ứng trên gương mặt của vị bác sĩ trẻ. Cô ấy ngồi như một pho tượng, mắt đăm đăm nhìn hệ thống lọc máu tự động rồi ghi ghi chép chép...Năm tiếng đồng hồ dài dặt rồi cũng trôi đi trong im lặng và lo lắng.Tôi vô cùng sung sướng khi cô ấy nhìn tôi mỉm cười tam biệt: Bà đã ổn! Tôi lí nhí câu trả lời cảm ơn.Tôi không biết nói thế nào để tỏ lòng hàm ơn sâu sắc đến cô ấy. Nụ cười của cô ấy đã khiến tôi lạc quan hơn về bệnh của mẹ. Tôi tiễn cô ấy ra cửa vừa kịp nhận khay thức ăn do một nhân viên mang đến. Hương vị và màu sắc của thức ăn thật không giống như ở quê nhà.Tất cả dược xay nhuyễn. Bên cạnh thức ăn mặn là lọ nước táo một hủ nước súp, sữa và yaour.Ngồi xuống bên mẹ tôi nhận thấy thần sắc của mẹ đã thay đổi. Gương mặt của mẹ hồng hào hẳn khiến tôi nhớ đến lờiTía tôi lúc còn trẻ hay kể: Má bay đẹp lắm.Ngày xưa dễ mô mà rinh bả về! .Đưa mắt nhìn má tía lại nói: Bả ngó rứa đó....chớ thấy tía đến "coi mắt" là bả ...chịu liền à...Mẹ cười hiền hòa tiếp chuyện: Bữa đó ông ngoại bay sai tau gánh nước ( lấy cớ cho Tía bay coi mắt coi mũi gì đó mà tau có biết đâu) Tới chừng thấy ổng ngồi nhìn tau cười , tau thả luôn gánh nước chạy một hơi trốn biệt. Dzậy đó mà hổng hiểu sao cũng thành vợ thành chông rồi đẻ ra một hơi ... bảy đứa chúng mày nè. Ôi cái chất giọng Quảng Ngãi không pha tạp bao nhiêu năm làm dâu Hội an của mẹ vẫn thật ấm và thật Mẹ.Tình yêu thấm đẫm ấy đã từng chia sẻ máu thịt và làm nén hình hài xinh đẹp cho mỗi đứa chúng tôi. Công đức ấy chúng con ngàn đời ghi tạc.kiếp kiếp không quên. Bất ngờ mẹ cựa mình nhìn tôi cười không nói.Sợ thức ăn nguôi đi, tôi đứng dậy.Nhưng mẹ tôi đã lắc đầu khi thấy tôi múc thìa súp đầu tiên. Tôi đứng dậy mỉm cười, giọng dỗ dành: Thức ăn còn nóng, Má cố ăn đi rồi xem con múa nè. Miệng nói, một tay cầm thìa, tay kia bưng chén súp, tôi nghiêng người vừa xòe tay, miệng khẽ hát: “Con chim non trên cành cao hót liú lo...em yêu chim vì mỗi ngày chim hót em vui...” Cái miệng vừa cười vừa mếu ấy trước mắt tôi đang há ra đón từng muỗng thức ăn. Miệng của tôi cũng vậy.Tôi bỗng mỉm cười vì hành động của mình. Không hiểu sao lúc đó tôi lại có thể...trẻ con đến như thế. Mẹ nhìn tôi cười hồn hậu : Ông nội cha mi! Ôi câu mắng yêu không phải lần đầu nghe thấy đã khiến tôi ứa nước mắt. Lòng con lúc ấy ngập tràn hạnh phúc,má có biết không?... Một hôm .Hai Hôm... Cứ như thế, chúng tôi thay nhau ngồi bên mẹ. Mong thời gian quay ngược lại như trong phim, Tóc của mẹ tôi chưa bạc.Tôi sẽ không lấy chồng đâu Hoặc it ra tôi sẽ làm đươc những diều mà đến khi Người đi xa tôi không còn hối tiếc như bây giờ. Chị em chúng tôi lần lượt lớn khôn. Rôi lần lượt rời xa tổ ấm. bay khắp bốn phương. Mẹ lại dõi theo từng đứa xa xôi: “ ước gì tụi bay ở gần tau mang về cho...” Mỗi lần đọc thư má gửi về con khóc hết nước mắt má có biết không? Những buổi chiều còn lại của má,chúng tôi luôn có mặt đầy đủ. Một hôm, nhìn chúng tôi mẹ nói: Mấy đứa về hết đi! Tối rồi, má nằm đây rồi cũng sẽ ngủ. Miệng nói nhưng vẫn đảo mắt nhìn từng đứa: Má thương hết mấy đứa làm sao má có thể đi cho đành ?... Má ơi! chúng con còn cả quãng đời dài để ngủ. Điều chúng con lo sợ bây giờ là làm sao có thể giữ má ở lại bên chúng con mãi mãi. Bảy đứa chúng con đang có mặt bên má đây. Đứa bé nhất tóc cũng đã bắt đầu điểm bạc! Má còn lo lắng cho chúng con đến bao giờ nữa khi hơi thở của má chỉ còn được tính bằng giây? Trong thiên hạ không ơn nào bằng ơn cha mẹ. Vậy mà con đã làm dược gì cho má đâu má ơi! Nhìn mẹ rồi nhìn nhau, chúng tôi cùng cảm nhận mẹ sắp sửa đi xa mãi mãi. Chúng tôi nhắc nhở nhau không được khóc. Lòng tôi thắt lại khi thấy chị tôi gạt lệ ngồi xuống bên mẹ. Chúng tôi lặng lẽ không ai bảo ai cùng chắp tay niệm Phật. Lắng nghe hơi thở yếu ớt từ ngực áo phập phồng của mẹ. Không khóc mà miệng chúng tôi đứa nào cũng méo xệch. Nước mắt như mưa... Hôm nay tròn một năm má ra đi về cõi vĩnh hằng. (biết chừng đâu má đang tay trong tay cùng tíá con thong dong cõi Niết Bàn) lòng con lại nao nao... Hôm nay, OAK HILL Part không có mặt con. Con không được ngồi bên mộ má. Không được thắp một nén hương. Điều đó không làm con buồn vì có thể một vài tháng nữa hoặc một, hai ba năm nữa con cũng sẽ được ngồi bên mộ má tha hồ được hít hà thủ thỉ vì nhớ thương... Nhưng má ơi!làm sao con còn có thể nghe lại lần nữa câu mắng yêu của má năm xưa? Hoa hồng có nhiều màu. Có khi hoa có màu đó. Có khi hoa màu vàng màu xanh. Bầu trời có khi xanh trong khi xám đục nhưng Má-Muôn-Đời-Của-Chúng-Con-Chỉ -Có-Thể-Là-Má-mà thôi!!! 

Bích Nga

Comments