Posts

Thơ BÙI GIÁNG Bé Con Ơi Rong rêu ngày tháng rong chơi Tìm xuân tinh thể chốn nơi nào là Sưu tầm túy vũ cuồng ca Hồn nhiên như thể như là hài nhi? Chiêm bao tóc thuận tơ tùy Tồn sinh nặng nhọc nhu mỳ ở đâu Ngữ ngôn khép kín mặc dầu Hùng tâm tim máu óc đầu mở ra Dịu dàng cuối lá đầu hoa Mười về châu lệ chín sa dòng dòng Miêu Cương mạc ngoại hoài mong Hồng hoang chín bệ tấm lòng đầu thai Mùa xuân hiện giữa ngàn mai Nguyên hình nữ chúa trên ngày phù du. Vui Và Buồn Các con còn nhỏ phải không Thấy ông cười khóc mà không vui buồn (Không vui sao cười? không buồn sao khóc?)  Khóc vì trăng mọc mưa nguồn Cười vì tuyết đổ vui buồn muôn phương Quanh năm lạc nẻo lầm đường Thu về xuân lại mộng trường chia xa Đời bất tuyệt, mộng nguy nga Lẽ nào có thể tiên nga điêu tàn Ngày xuân chín chục thiều quang Cành lê trắng điểm, lá vàng ở đâu? Em đi từ tỉnh mộng đầu Một mình ở lại anh sầu trăm năm Em từ vô tận xa xăm Trùng lai chất vấn: từ trăm năm nào Về Quảng Nam Chiêm...
Xuân Tứ Yên thảo như bích ty, Tần tang đê lục chi; Đương quân hoài quy nhật, Thị thiếp đoạn trường thì. Xuân phong bất tương thức, Hà sự nhập la vi? LÝ BẠCH Ý Xuân Cỏ Yên biếc ngọc tơ ngàn Cành xanh trĩu nặng dâu Tần xa xa Chàng thân viễn khách nhớ nhà Thiếp buồn rười rượi ruột rà quặn đau Gió xuân lạ lẫm từ đâu Xuyên màn khe khẽ động sầu tâm ai. Hải Đà dịch                    *** Đề Đô Thành Nam Trang Khứ niên kim nhật thử môn trung, Nhân diện đào hoa tương ánh hồng. Nhân diện bất tri hà xứ khứ, Đào hoa y cựu tiếu đông phong THÔI HỘ Đề Thơ Ở Trại Thành Nam Hôm nay năm ngoái, cửa sài, Hoa đào ánh với mặt người đỏ tươi. Mặt người chẳng biết đâu rồi, Hoa đào còn đó vẫn cười gió đông. Trần Trọng Kim dịch                     *** Xuân Dạ Hỉ Vũ Hảo vũ tri thì tiết Đương xuân ...
  Quê nhà, quê người, quê Mỹ, quê Việt Nam ?    Phát Trần Nguyên   Có phải nếu mình ở một nơi nào trên dưới ba mươi năm thì mình là người thuộc địa phương đó, đúng không? Đã biết bao nhiêu lần tôi đặt ra câu hỏi đó sau một ngày nhìn vào lịch thấy con số ghi năm đã bước vào năm thứ ba mươi của một người tị nạn. Bây giờ có ai mới quen gặp tôi, hỏi: Bà ở đâu đến vậy? Thì chắc tôi sẽ trả lời rất tự nhiên, tôi ở San Jose, hay khi đang đi du lịch thì sẽ trả lời, tôi ở Mỹ đến. Tôi sẽ không trả lời là tôi ở Việt Nam đến nữa, chỉ trừ người ta hỏi, bà là người nước nào? Thì lúc đó tôi chắc chắn nói, tôi là người Việt Nam, để cho họ không nhầm với người Trung Hoa, Nhật, hay Phi. Đúng, tôi ở Mỹ trên dưới ba mươi năm rồi, tôi là một người Mỹ. Bây giờ thử xem lại con người Mỹ của tôi. Trước tiên mặt mũi, chân tay tôi chẳng có gì thay đổi cả. Vẫn khuôn mặt cấu trúc ít góc cạnh của người Á Đông và cái mũi tẹt khiêm tốn, tóc sợi to và đen, khi có tóc...
Một Nửa Trăng Hôm nay có một nửa trăng thôi, Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi! Ta nhớ mình xa thương đứt ruột! Gió làm nên tội buổi chia phôi! Đây Thôn Vĩ Dạ Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên, Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay... Thuyền ai đậu bến sông trăng đó, Có chở trăng về kịp tối nay? Mơ khách đường xa, khách đường xa, Áo em trắng quá nhìn không ra... Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà? Đà Lạt Trăng Mờ Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ! Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt Như đón từ xa một ý thơ. Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều, Để nghe dưới đáy nước hồ reo, Để nghe tơ liễu rung trong gió, Và để nghe trời giải nghĩa yêu. Hàng thông lấp loáng đứng trong im Cành lá in như đã lặng chìm. Hư thực làm sao phân biệt được! Sông Ngân Hà nổi giữa màn đêm. Cả trời say nhuộm một màu trăng, Và cả lòng tôi chẳng nói rằng. Khô...
LẠI NHỚ HỘI AN vẫn cứ Hội An chiều phố lạ thấy em xách bát mua cao lầu anh vẫn chong đời trên đỉnh nhớ để rằng đôi lúc tưởng còn nhau vẫn cứ Hội An tầng ngói đỏ bầy sẻ xưa không biết rời xa và em tóc áo mùa thiếu nữ thả lòng vui với gió hiên nhà anh Hội An như thời trẻ nít mẹ đi chợ Phố hay chợ Đàng? những viên kẹo ú còn thơm ngọt em, tiểu thơ - chừng chưa được ăn? Hội An trong trí cả trong lòng anh-góc-trời thương anh-long- đong em khua tiếng guốc cầu Lai Viễn mà sóng sông Hoài dậy bến sông Hoàng Lộc
CÔNG CHA NGHĨA MẸ Công cha như núi Thái Sơn  Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra  Một lòng thờ mẹ kính cha  Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con   Lên non mới biết non cao  Nuôi con mới biết công lao mẫu từ Mẹ cha trượng quá ngọc vàng  Đền bồi sao xiết muôn vàn công ơn Mỗi năm mỗi thắp đèn trời Cầu cho Cha Mẹ sống đời với con  Còn cha còn mẹ thì hơn   Không cha, không mẹ như đờn đứt giây Đờn đứt giây còn thay, còn nối Cha mẹ chết rồi con chịu mồ côi  Ân cha nặng lắm, anh ơi ! Nghĩa mẹ bằng Trời, chín tháng cưu mang  Ân cha lành cao như núi Thái Đức mẹ hiền sâu tợ biển khơi Dù cho dâng trọn một đời Cũng không trả hết ân người sanh ta Đố ai đếm được lá rừng Đố ai đếm được mấy từng trời cao Đố ai đếm được những sao Đố ai đếm được, công lao mẫu từ Còn cha gót đỏ như son Đến khi cha chết, gót con đen sì Còn cha nhiều kẻ yêu vì Một mai cha chết, ai thì yêu con Ơn cha như núi ngất trời Nghĩa m...
Đường Qua Ngôn Ngữ Cuối Cùng (Bùi Giáng Và Di Cảo Để Lại Lê Gia Trang) Những ngày yên nghỉ thênh thênh Lê gia trang ấy nghĩa tình xiết bao Cỏ cây hồ cá thì thào Mai sau tâm sự chốn nào nơi đây Xa trời gần đất tuổi này Tao phùng đầm ấm những ngày tương giao... Hẳn nhiều người nhận ra giọng Bùi Giáng trong bài thơ này. Bài thơ được viết năm 1991, tên của nó là “Những ngày yên nghỉ Lê gia trang”, bên cạnh bài thơ tác giả chua thêm dòng chữ: “Tôi về chỗ tôi đã ra đi. Ở đó có một bầu trời xanh”. Câu viết gợi nhớ đến Hoàng tử bé – cuốn sách mà Bùi Giáng dịch xuất thần từ Saint Exupery.  Lê gia trang- nghĩa là nhà vườn của một người họ Lê. Văn phong đặc trưng của Bùi Giáng là sự pha trộn tài tình ngôn ngữ bác học với khẩu ngữ dân gian, từ Hán Việt với tiếng lóng, với thuật ngữ triết học và kinh Phật, với cả những từ...không được thanh tao mấy. Nhiều người cứ ngỡ ông đùa hay điên khi chuồn chuồn châu chấu trong cảm thức ngôn ngữ của ông cũng quan trọng ngang với mọi dạ...